Phân Biệt Các Loại Vải May Áo Lớp Thun Trơn Phổ Biến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những chất liệu vải may áo lớp thun trơn phổ biến. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể phân biệt được chúng thì không phải ai cũng biết. Trong nội dung bài viết này, Đồng phục Hải Anh chia sẻ đến bạn một số cách phân biệt vải may áo lớp phông trơn đơn giản và chính xác nhất.

>> 5 Lưu Ý Khi Thiết Kế Áo Lớp Thể Thao Bạn Không Thể Bỏ Qua

>> Đi Đà Nẵng Nên Mặc Gì? Đừng Bỏ Qua Những Mẫu Áo Lớp Hoa Quả Độc Đáo

Hiện nay, để phân biệt các chất liệu vải may áo lớp thun trơn, người ta dựa vào 3 tiêu chí chính đó là:

Theo độ co giãn của vải

Tỷ lệ phần trăm cotton trong vải

Theo kiểu dệt vải

1. Phân biệt vải may áo lớp thun trơn theo độ co giãn của vải

Khi lựa chọn vải may áo lớp phông trơn, độ co giãn của vải là tiêu chí rất quan trọng bởi chúng tác động đến chính cảm nhận của người mặc. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn loại vải thun có độ co giãn phù hợp. Hiện nay, phổ biến nhất là 2 loại vải thun là vải thun co giãn 2 chiều và vải thun co giãn 4 chiều.

Vải thun co giãn 4 chiều

Đúng như tên gọi của chúng, loại vải này có khả năng co giãn 4 chiều. Khi ta dùng lực tay kéo căng mảnh vải thì chúng đều có thể co giãn được theo cả chiều ngang và chiều dọc. Vải thun co giãn 4 chiều mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái cho người mặc. Chính sự hoàn hảo về độ co giãn cũng đồng nghĩa với việc giá thành của chúng cũng khá cao. Theo giá thị trường hiện nay, vải thun 4 chiều có mức giá dao động từ 20.000-35.000đ/kg vải.

Vải thun may áo lớp thun trơn co giãn 4 chiều có khả năng o giãn được theo cả chiều ngang và chiều dọc
Vải thun may áo lớp thun trơn co giãn 4 chiều có khả năng o giãn được theo cả chiều ngang và chiều dọc

Vải thun co giãn 2 chiều

Khác với vải thun 4 chiều, vải thun 2 chiều khi dùng lực kéo thì vải chỉ có thể co giãn theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Chính vì thế, khi mặc áo lớp may bằng chất liệu vải này sẽ không thoải mái bằng vải có độ co giãn 4 chiều. Và tất nhiên, giá thành của loại vải này cũng thấp hơn. Giá thành dao động của vải thun 2 chiều hiện nay khoảng từ 10.000-15.000 đ/kg vải.

2. Phân biệt vải may áo lớp thun trơn theo tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE

Khi may những dòng áo lớp, đặc biệt là kiểu áo lớp phong cách Hàn Quốc thì hình in đóng vai trò rất quan trọng. Để có một hình in áo lớp đẹp, việc lựa chọn vải hợp lí là yếu tố tất yếu. Bởi lẽ, mỗi một chất liệu sẽ tương thích với một kiểu in khác nhau. Tỷ lệ cotton hay PE cao hay thấp sẽ ảnh hưởng tới chính độ lên màu và độ bền của hình in sau này. Bên cạnh đó, tỷ lệ giữa cotton và PE còn tác động tới chính độ thoáng mát của chất vải.

Vải thun hiện nay được dệt từ 2 thành phần chính là cotton và PE. Cotton là loại vải được dệt từ những sợi bông được trồng ngoài tự nhiên. Còn PE là sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá hay dầu mỏ. Vải có thành phần cotton càng cao thì khả năng thấm hút mồ hôi tốt và càng mang đến cảm giác thoải mái tốt hơn cho người mặc. Ngược lại, vải có thành phần PE càng cao thì độ thấm hút càng kém và khi mặc sẽ không được thoải mái. Nếu bạn may những mẫu áo lớp kiểu Hàn Quốc chủ yếu để đi chơi, tham gia nhiều các hoạt động thì bạn nên lựa chọn vải thun có thành phần cotton cao.

Hiện nay, dựa theo cách phân biệt này thì vải thun có 4 loại chính đó là:

Vải thun 100% cotton:

Thành phần vải bao gồm 100% sợi bông tự nhiên.

Ưu điểm vải thun 100% cotton:

+ Vải có độ mềm mịn.

+ Vải có độ hút ẩm, khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc.

Nhược điểm vải thun 100% cotton:

+ Vải có giá thành cao hơn so với các loại vải khác.

+ Vải vải dễ bị nhăn nên cần là ủi thường xuyên.

+ Form vải không được cứng cáp.

Vải thun 65/35 (Vải CVC):

Thành phần vải bao gồm 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE.

Ưu điểm vải thun 65/35:

+ Vải có độ hút ẩm khá tốt, khả năng thấm hút mồ hôi tương đối tốt.

+ Vải ít bị nhăn hơn, độ bền tốt hơn so với cotton 100%.

+ Form vải cứng cáp hơn do có chứa thành phần polyester.

+ Vải có giá thành tốt hơn so với cotton 100%.

Nhược điểm vải thun 65/35:

+ So về giá thành thì vải thun cotton 65/35 thấp hơn cotton 100% nhưng giá thành vẫn cao hơn so với mặt bằng chung của các loại vải khác.

+ Khả năng thoáng mát của vải thấp hơn so với vải cotton 100% nhưng không đáng kể.

Vải thun 35/65 (Vải thun Tixi hay TC):

Thành phần vải bao gồm 35% là sợi cotton và 65% là sợi PE.

Ưu điểm vải thun 35/65:

+ Vải có độ bền cao

+ Vải ít nhăn do chứa nhiều thành phần từ sợi PE.

+ Giá thành vải thun 35/65 khá thấp.

Nhược điểm vải thun 35/65:

+ Độ hút ẩm, thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 chất liệu vải trên.

+ Vải mặc nóng hơn so với các loại vải khác.

Vải thun PE:

Thành phần vải 100% là sợi PE (hay còn gọi là polyester)

Ưu điểm vải thun PE:

+ Form vải cứng cáp nên dễ tạo được nhiều kiểu dáng áo, form áo.

+ Độ bền vải cao, vải không bị nhăn nhàu.

+ Giá thành vải thấp nên thích hợp để may áo lớp Hàn Quốc giá rẻ.

Nhược điểm vải thun PE:

+ Độ hút ẩm kém.

+ Cảm giác nóng khi mặc.

3. Phân biệt vải may áo lớp thun trơn theo kiểu dệt vải

Chắc chắn, những mẫu áo lớp kute, áo lớp kiểu Hàn Quốc thì hình thức bên ngoài là rất quan trọng. Do đó, bề mặt vải cần được dệt thật tỉ mỉ và tinh tế. Hầu hết, trên thị trường hiện nay, kiểu dệt vải thun được chia làm một số loại như: kiểu dệt vải thun trơn, kiểu dệt vải thun cá sấu, kiểu dệt vải thun cá mập, kiểu dệt vải thun mè. Phân biệt những kiểu dệt này ta có thể hoàn toàn quan sát bằng mắt thường.

Vải thun trơn

Vải thun trơn được dệt theo kiểu Single. Đây là loại vải thun phổ biến trên thị trường và thường được dùng để may áo lớp thun trơn cổ tròn, cổ tim, cổ trụ. Loại vải này có hình thức bề ngoài rất láng mịn nên tính thẩm mĩ khá tốt.

Vải thun cá sấu

Vải thun cá sấu gắn liền với thương hiệu thời trang Lacoste và được xuất hiện lần đầu tại Pháp vào những năm 1933. Loại vải này thực chất là vải cotton nhưng có mắt vải, lỗ lưới đan dệt to hơn và có độ nhám hơn so với vải cotton. Đây là chất liệu vải thích hợp để may áo lớp phông trơn cổ bẻ.

Vải thun cá sấu thường được dùng để may áo lớp thun trơn có cổ
Vải thun cá sấu thường được dùng để may áo lớp thun trơn có cổ

Vải thun cá mập

Vải thun cá mập tương tự có kiểu dệt như vải thun cá sấu nhưng có mắt lưới to hơn và độ nhám hơn nên không mịn bằng. Vải thun cá mập có độ co giãn kém hơn nên khi mặc không thoải mái bằng.

Vải thun lạnh

Vải thun lạnh có thành phần 100% là sợi PE. Do thành phần từ sợi tổng hợp nên khả năng thấm hút rất kém. Bề mặt vải trơn bóng, độ co giãn kém. Ưu điểm của vải thun lạnh đó là chúng có giá thành tương đối rẻ và ít bị nhăn nhúm, nhàu nát.

>> Gợi Ý Cách Mặc Áo Lớp Tay Lỡ Theo Từng Vóc Dáng Người

>> Dự Đoán Một Số Xu Hướng Thiết Kế Áo Lớp 2019

Trên đây là 3 cách phân biệt vải may áo lớp thun trơnĐồng phục Hải Anh giới thiệu đến bạn. Hi vọng qua đây các bạn đã có thêm nhiều những thông tin và có thể dễ dàng lựa chọn được một chất liệu vải ưng ý nhất. Mọi thông tin cần tư vấn thêm, bạn có thể vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo những thông tin dưới đây:

Công ty TNHH Phát triển Thương mại quốc tế Hải Anh

Địa chỉ:

Chi nhánh văn phòng Hà Nội: Số 268 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội.

Chi nhánh văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Số 28/2 Tân Cảng – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – Tp. Hồ Chí Minh.

Hotline:

Miền Bắc: 0933 83 88 33

Miền Nam: 0921 889 899

Email: [email protected]

Nguồn: https://dongphuchaianh.com/

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *