Giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh trước các kỳ thi quan trọng

Ngày nay, học sinh phải chịu rất nhiều áp lực thi cử: áp lực từ bản thân, bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội. Làm sao để giảm bớt áp lực thi cử cho bạn học sinh là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Cùng Hải Anh tìm hiểu và có những hướng giải quyết “stress học đường” hiệu quả nhé. 

1. Nguyên nhân gây ra áp lực thi cử

Hàng năm, khi đến gần kỳ thi THPT, tuyển sinh lớp 10, tỷ lệ học sinh bị các rối loạn liên quan tới căng thẳng, áp lực thi cử, học hành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress ở học sinh, sinh viên.

1.1. Sự kỳ vọng từ gia đình, thầy cô

Đôi khi sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ và thầy cô đối đã tạo nên áp lực cho các bạn học sinh. Việc thường xuyên bị la mắng, khiển trách trước kết quả học tập không tốt tạo cảm giác lo sợ cho các em. Lâu dần hình thành nên tâm lý căng thẳng, áp lực dẫn đến kết quả học tập không được như mong đợi.

1.2. Nguyên nhân từ bạn bè

Chính sự cạnh tranh trong học tập về điểm số, cái tôi, lòng tự trọng đã khiến các bạn trẻ tự tạo áp lực cho bản thân mình.

Sự cạnh tranh trong học tập tạo, điểm số tạo áp lực cho các bạn học sinh
Sự cạnh tranh trong học tập tạo, điểm số tạo áp lực cho các bạn học sinh

1.3. Nguyên nhân do khối kiến thức nặng nề

Chương trình học ở Việt Nam được biết đến với khối lượng kiến thức nặng nề, dàn trải. Khi mất gốc mà không được bổ sung kiến thức kịp thời thì khi đối diện với các kỳ thi lớn sẽ có áp lực ôn tập lại kiến thức cao.

1.4. Nguyên nhân từ xã hội

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi các bạn trẻ phải nâng cao năng kiến thức và trình độ của bản thân. Với lối suy nghĩ đại học là con đường duy nhất dẫn đến thành công tạo nê sự cạnh tranh gay gắt trong các kỳ thi đại học. Những bạn không đỗ đại học sẽ bị xã hội chỉ trích, vùi dập.

2. Hậu quả của áp lực thi cử lên học sinh

Áp lực thi cử không chỉ là vấn đề riêng của cá nhân học sinh mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội. Ảnh hưởng lớn

2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Những áp lực từ việc thi cử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn học sinh đầu tiên. Các tình trạng bệnh lý xuất hiện như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, suy giảm thị lực,… Tình trạng sức khỏe suy giảm, sút cân, dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn như dạ dày, thần kinh.

Áp lực thi cử không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra những hậu quả không tốt, làm giảm chất lượng học tập, dẫn đến không đạt kết quả cao trong học tập.

Học sinh dễ bị cáu gắt, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần
Học sinh dễ bị cáu gắt, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần

2.2. Ảnh hưởng đến tâm lý học sinh

Khi gặp phải vấn đề tâm lý do thường xuyên căng thẳng, các bạn học sinh thường rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi trước mỗi kỳ thi. Với tần suất học hành liên tục, nặng về kiến thức, thành tích vô tình tạo thêm áp lực. Chính điều này đã gây nên tổn thương không nhỏ lên hệ thần kinh. Vì quá căng thẳng, các em dễ bị rơi vào trạng thái bất lực, cô đơn, suy nghĩ tiêu cực. Hậu quả nghiêm trọng nhất là do áp lực thi cử đó là tình trạng tự tử.

3. Một vài cách giảm bớt áp lực thi cử cho học sinh

Khi đã nhận ra được nguyên nhân gây ra áp lực thi cử, cần đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng trên. Những giải pháp này đều cần sự nỗ lực và cố gắng từ bản thân cũng như sự quan tâm, hỗ trợ tâm lý từ cha mẹ, thầy cô cũng như những người xung quanh.

3.1. Thay đổi thái độ sống tích cực

Điểm số không phải là yếu tố quyết định tất cả. Đại học càng không phải là con đường duy nhất để thành công. Với suy nghĩ tích cực như vậy sẽ giúp tinh thần các bạn học sinh được thoải mái và bớt áp lực hơn.

3.2. Lựa chọn hướng đi thích hợp phù hợp với năng lực và sở thích

Mỗi người đều có một điểm mạnh của riêng mình. Công việc và ngành học phù hợp với khả năng và đúng sở thích sẽ giúp bản thân thoải mái. Khi đó sẽ phát huy được năng lực một cách tốt nhất. Đây là một cách giảm áp lực thi cử hiệu quả, giúp các bạn học sinh tự tin, hứng thú và đạt kết quả cao trong học tập.

Lựa chọn ngành học yêu thích tạo hứng thú trong học tập
Lựa chọn ngành học yêu thích tạo hứng thú trong học tập

3.3. Chia sẻ áp lực với người thân, bạn bè, thầy cô

Khi cảm thấy lo lắng quá mức, không kiểm soát được thì việc trao đổi hay chia sẻ với người khác là điều cần thiết. Giúp tinh thần trở bạn trở nên thoải mái hơn. Những người xung quanh sẽ đưa ra được những lời khuyên bổ ích giúp bạn có thể vượt qua những áp lực của các kỳ thi.

3.4. Tạo tâm lý thoải mái, thư giãn, chế độ sinh hoạt khoa học

Cần có một chế độ sinh hoạt khoa học với thời gian biểu hợp lý cùng thời gian thư giãn hợp lý cho bản thân. Chơi thể thao, nghe nhạc vừa là cách nâng cao sức khỏe, vừa giải tỏa căng thẳng để đối phó các môn học một cách hiệu quả nhất.

Chơi thể thao giúp giải tỏa căng thẳng trong học tập và thi cử
Chơi thể thao nâng cao sức khỏe và giảm bớt áp lực thi cử

3.5. Cách ôn tập hiệu quả

Hãy lên kế hoạch ôn tập hợp lý và khoa học. Việc này sẽ giúp các bạn xây dựng lại hệ thống kiến thức. Đảm bảo được sức khỏe tinh thần thật tốt cho những kỳ thi sắp tới.

Lên kế hoạc ôn tập hiệu quả giúp đạt kết quả tốt trong các kỳ thi quan trọng
Lên kế hoạch ôn tập hiệu quả giúp đạt kết quả tốt trong các kỳ thi quan trọng

3.6. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng đối với yếu tố sức khỏe và tinh thần của các bạn học sinh. Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, hình thành thói quen dậy sớm sẽ tạo nên một cơ thể khỏe mạnh. Tinh thần thoải mái khi tham gia học tập và làm việc.

3.7. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Ngoài sức khỏe tinh thần thì sức khỏe vật chất cũng cần được quan tâm và đảm bảo. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho não. Giúp các bạn có cơ thể khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ

Bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho não bộ
Bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho não bộ

Những cách giảm bớt áp lực thi cử trên sẽ phần nào giúp các bạn học sinh giải tỏa căng thẳng, luôn tự tin, đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *