Học sinh ngày nay được tiếp xúc từ rất sớm, điều này dẫn đến nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên bạn có thể thông qua các mạng xã hội giáo dục để thúc đẩy việc học hiệu quả của trẻ. Cùng điểm qua 10 mạng xã hội giáo dục cho học sinh, sinh viên Việt Nam giúp việc học trở lên lôi cuốn và thú vị hơn.
>> Đọc Ngay Những Cuốn Sách Hay Cho Học Sinh Thay Đổi Nhận Thức
>> 10+ Kênh Youtube Học Tiếng Anh Có Phụ Đề Tốt Nhất Cho Học Sinh
Mục lục bài viết
- 1. VnEdu – Mạng xã hội giáo dục Việt Nam
- 2. Twiducate – Mạng xã hội giáo dục trên nền tảng website uy tín
- 3. Tween Tribune – Mạng xã hội thu hút giới trẻ bởi các sự kiện hot
- 4. Edu2.0 – Mạng xã hội giáo dục cho giáo viên
- 5. Wikispaces Classroom – Địa chỉ tin cậy cho phụ huynh, học sinh
- 6. Edmodo – Nơi giáo viên cung cấp tài tiêu, câu hỏi giáo dục hữu ích
- 7. Skype – Mạng xã hội phổ biến trên toàn thế giới
- 8. Minecraftedu – Mạng xã hội giáo độc đáo quá các trò chơi
- 9. Sumdog – Mạng xã hội giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học
- 10. Twitter – Nằm trong top 10 mạng xã hội được học sinh sử dụng nhiều nhất
- Có nên cho học sinh sử dụng các trang mạng xã hội để học tập không?
1. VnEdu – Mạng xã hội giáo dục Việt Nam
VnEdu là mạng xã hội giáo dục đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nhằm chuyển đổi số các công tác quản lý, điều hành giáo dục là nơi kết nối hoàn hảo giữa gia đình và nhà trường để mang tới chất lượng giảng dạy tốt nhất
Một số tính năng đặc biệt của VnEdu:
- Hình thức quản lý mới cho các trường qua điện toán đám mây
- Kênh mạng xã hội giúp liên lạc và trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh hiệu quả
- Ứng dụng đa phương tiện chạy trên tất các các thiết bị phổ biến như điện thoại, laptop, myTV…
- Tốc độ chia sẻ dữ liệu và khả năng quản lý, lưu trữ thông tin lớn
- Lưu trữ và quảng bá tốt thông tin, hình ảnh trường học.
2. Twiducate – Mạng xã hội giáo dục trên nền tảng website uy tín
Đây là địa chỉ quen thuộc và an toàn cho học sinh và giáo viên. Tại đây giáo viên có thể tạo một cộng đồng lớp học trực tuyến bằng cách tạo một mã lớp học. Đây là một chức năng cực kì hiệu quả và hữu ích trong màu dịch Covid. Ngoài ra, Twiducate còn giúp giáo viên nắm rõ các hoạt động và tình trạng học tập các thành viên.
3. Tween Tribune – Mạng xã hội thu hút giới trẻ bởi các sự kiện hot
Tween Tribune luôn không ngừng cập nhật những sự kiện HOT nhất hiện nay thu hút giới trẻ đặc biệt là các bạn học sinh. Không chỉ ở Việt Nam, mà tất cacr các tin tức về học sinh tại các nước trên thế giới bạn đều có thể độc được tại đây.
Tween Tribune giúp bạn rèn luyện thói quen đọc tin tức và nêu ý kiến và quan điểm của mình về cá nhân đó. Ưu điểm nổi bật của trang mạng xã hội này là các bài tin tức được chia sẻ tại đây đều là các bài tin tức tích cực mang tới nguồn năng lượng và giúp học sinh thư giãn hiệu quả tốt.
4. Edu2.0 – Mạng xã hội giáo dục cho giáo viên
Bạn là giáo viên và đang muốn hòa hợp các hệ thống quản lý giáo dục như Backboard miễn phí. Với Edu2.0 bạn sẽ được sử dụng nhiều tính năng cao cấp hỗ trợ quản lý giáo dục. Thời gian đầu bạn có thể dùng thử miễn phí, sau thời gian dùng thử các tính năng cao cấp sẽ tự động tắt và bạn phải gia hạn thêm. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng các chức năng cơ bản. Những tính năng cơ bản này đối với nhiều người dùng bình thường vẫn là quá nhiều.
Mạng xã hội Edu2.0 sử dụng công nghệ điện toán đám mây mang đến cho người dùng không gian lưu trữ rộng lớn với chi phí cực thấp.
5. Wikispaces Classroom – Địa chỉ tin cậy cho phụ huynh, học sinh
Wikispaces Classroom là sự kết hợp hoàn hảo giữa Wiki và Wiki Classroom mang tới mạng lưới xã hội riêng tư, các thông tin người dùng được bảo mật tuyệt đối. Bạn có thể đăng tin, giao tiếp với bạn bè không chỉ Việt Nam mà trên toàn bộ thế giới.
Bạn có thể an tâm tuyệt đối về tính an toàn và lành mạnh của Wikispaces Classroom. Đây cũng là mạng xã hội giáo dục quốc tế được giáo viên và phụ huynh lựa chọn tin dùng.Tất cả các tính năng của Wikispaces Classroom hoàn toàn miễn phí và bạn có thể xử lý tính năng đa phương tiện.
6. Edmodo – Nơi giáo viên cung cấp tài tiêu, câu hỏi giáo dục hữu ích
Đây là một mạng xã hội giáo dục tuyệt vời cho phép giáo viên chia sẻ nội dung bài học, tài liệu ôn tập, câu hỏi hữu ích cho học sinh. Đồng thời đây cũng là kênh giao tiếp lý tưởng giữa giáo viên, phụ huynh và đồng nghiệp.
Nó có các chức năng cơ bản và hữu ích như đăng và xem bảng tin, tiết bị đánh giá và kết nối giao tiếp.
7. Skype – Mạng xã hội phổ biến trên toàn thế giới
Skype là mạng xã hội rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên có thể bạn không biết, Skype còn là một mạng xã hội giáo dục được nhiều giáo viên sử dụng trong việc quản lý lớp học. Với Skype, bạn có thể gói trọn thế giới vào bên trong lớp học của mình bằng các tính năng họp mặt, tham quan phòng nghiên cứu cùng giao tiếp với người nước ngoài.
8. Minecraftedu – Mạng xã hội giáo độc đáo quá các trò chơi
Đặc điểm nổi bật của Minecraftedu là việc khai thác thế mạnh trò chơi giúp cho học sinh có những giờ học thu hút, thú vị và hiệu quả. Việc học các bài tập lịch sử, kinh tế, toán học văn học … được lồng ghép tài tình vào trò chơi. Giáo viên có thể cài đặt và điều chỉnh các trò chơi sao cho phù hợp nhất với bài giảng.
9. Sumdog – Mạng xã hội giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học
Với các tính năng tiện ích, Sumdog như tấm thẻ ghi nhớ các cơ quan trên cơ con người. Đây cũng là mạng yêu thích của các em học sinh tiểu học. Ngoài ra nó có khả năng kết nối nhiều tài khoản với nhau tạo các kênh giao lưu lành mạnh cho các em học sinh tiểu học
10. Twitter – Nằm trong top 10 mạng xã hội được học sinh sử dụng nhiều nhất
Twitter là một mạng xã hội cực kỳ hữu ích nếu bạn muốn nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh của mình. Nó là một nơi tuyệt vời đề bạn học từ vựng Tiếng Anh, đặc biệt là các tiếng lóng. Cách hữu ích để bạn nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh cho mình:
Tạo 1 tài khoản Twitter chuyên dụng bằng Tiếng Anh và follow những người dùng nói Tiếng Anh
Đăng các tweet bằng Tiếng Anh. Nếu bạn không biết đăng gì thì bạn có thể viết nhật ký ngắn. Đây là một cách tuyệt vời giúp bạn ôn luyện khả năng Tiếng Anh của mình.
Theo dõi và các các tin tức mới bằng tiếng anh trên Twitter.
Có nên cho học sinh sử dụng các trang mạng xã hội để học tập không?
Việc học sinh tiếp xúc quá sớm với các mạng xã hội vấn luôn là nỗi lo lắng với các bậc phụ huynh. Điều đó không thừa khi có nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và nhận thức của con em như:
Dễ mắc bệnh trầm cảm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người càng dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội càng cảm thấy tiêu cực và dễ trở lên trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với các bạn học sinh đang trong tuổi mới lớn.
Không trung thực và bạo lực trên mạng: Mạng xã hội là nơi sinh ra các “anh hùng bàn phím”, các cuộc mâu thuẫn ẩu đả thực chỉ vì những lý do ảo trên mạng.
Giảm tương tác giữa người với người: “Nghiện” mạng xã hội khiến nhiều bạn học sinh đắm chìm vào thế giới mạng, bỏ quên những giá trị và mối quan hệ thực bên ngoài. Dần dà các mối quan hệ sẽ rạn nứt và không còn ai quan tâm tới bạn nữa.
Tuy nhiên, không thể phủ định mạng xã hội cũng mang tới nhiều lợi ích cho các bạn học sinh nếu như bạn biết sử dụng đúng cách:
Mạng xã hội là công cụ giúp học sinh phát biểu tiếng nói riêng của mình. Hầu hết các học sinh khi trực tiếp tham gia các hoạt động tập thể thường khép mình và ngại đóng góp ý kiến. Tuy nhiên qua mạng xã hội họ lại thoải mái bộc lộ cảm xúc và tiếng nói riêng của bản thân. Đồng thời khi bạn biết cách sử dụng mạng xã hội, đây sẽ là kênh giao lưu và học tập cực kì hiệu quả. Vòng bạn bè của bạn sẽ không chỉ giới hạn ở vài chục người xung quanh mà là cả thế giới.
>> 10+ Bộ Sách Ôn Thi THPT Quốc Gia 2021 Giúp Bạn Lên “Level” Nhanh Chóng
>> Nhận Ngay Bộ Tài Liệu Ôn Thi THPT Quốc Gia Tại 11 Website Học Tập
Môi trường học tập của bạn cần phải xây dựng và áp dụng công nghệ trực tuyến. Đặc biệt trong mùa dịch Covid việc đi lại, gặp mặt và giao tiếp bị cản trở. Khi ấy các mạng xã hội tưởng chừng như độc hại sẽ trở thành công cụ học tập hữu ích cho các bạn học sinh, sinh viên. Lưu ngay 10 mạng xã hội giáo dục cực hiệu quả giúp bạn học tập tốt lên này nhé.
Nguồn: https://dongphuchaianh.com/