Hàng năm, số lượng học sinh Việt Nam đi du học tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Hàn, Nhật,… khá lớn. Các bậc phụ huynh và học sinh đều mong muốn tìm kiếm cơ hội trải nghiệm và chương trình học chất lượng cao cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhưng cuộc sống của du học sinh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cùng tìm hiểu những khó khăn khi đi du học mà các du học sinh thường gặp qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Bất đồng về ngôn ngữ
Ngoại ngữ là yếu tố quan trọng và cần thiết khi đi du học. Trước khi đi du học, mỗi bạn học sinh cần phải chuẩn bị thật tốt ngoại ngữ của mình. Học tập và sống ở nước bản địa giúp bạn nâng cao trình độ ngoại ngữ nhanh đối với những bạn có nền tảng. Nhưng ngược lại, với những bạn có vốn ngoại ngữ ít sẽ gặp nhiều khó khăn để bắt kịp bài giảng trên trường cũng như giao tiếp với người bản địa. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh hoạt. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn khi đi siêu thị. Sẽ phải ghi âm lại bài giảng rồi về nhà nghe đi nghe lại nhiều lần, luận và tra nghĩa của từ. Việc học dường như trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Mục đích của việc du học chính là thu nạp kiến thức chuyên ngành và phát triển tư duy. Để có thể theo được với chương trình học, bạn cần nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân theo lộ trình hợp lý.
2. Khác biệt văn hóa – Một trong những khó khăn khi đi du học
Người ta thường nói muốn học giỏi ngôn ngữ của một quốc gia thì ta phải học văn hóa của quốc gia đó. Việc học và hòa nhập văn hóa sẽ mất thời gian, gặp nhiều trở ngại lúc ban đầu. Tùy vào độ thích ứng của mỗi người mà có giai đoạn shock văn hóa khác nhau. Khi chưa làm quen được với nền văn hóa, bạn sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng,mất kết nối. Đừng để rào cản văn hóa khiến bạn mệt mỏi mà hãy bước ra ngoài hòa mình vào cuộc sống mới.
Đồ ăn ở các nước khác khi bán ở Việt Nam sẽ được chế biến phù hợp với khẩu vị Việt. Nên khi sang nước bản địa sẽ khó ăn hơn, thậm chí là không ăn được. Phong cách ăn uống ít rau, nhiều thịt, bơ và trứng sữa có thể gây ra một vài vấn đề tiêu hóa cho bạn.
3. Tập làm quen với cuộc sống một mình
Nếu như khi ở Việt Nam, bạn cũng từng học xa nhà, nhưng bởi vì quá bận với cuộc sống cá nhân, bạn sẽ cảm thấy đi xa nhà mấy cũng không sao, quen rồi,.. Nhưng khi đi du học lại khác. Bạn sẽ phải một thân một mình nơi đất khách và phải mạnh mẽ, tự lập hơn rất nhiều. Vào những dịp lễ, tết hay mỗi khi ốm đau, bạn đều cần những lời động viên, sự vỗ về và quan tâm từ những người thân trong gia đình.
4. Số lượng bài tập bài tập không giới hạn
Đi du học chính là ta phải làm quen với phương học tập và giảng dạy mới. Việc học thực hành song song với lý thuyết trên lớp. Đồng nghĩa với việc khối lượng bài tập hàng ngày của bạn cũng tăng lên. Do đó, bạn không thể học theo phương pháp giống như học đại học tại Việt Nam. Việc nhanh chóng làm quen với môi trường học tập mới giúp bạn nắm bắt nhanh được khối lượng kiến thức trên giảng đường là cần thiết.
5. Gánh nặng chi phí
Phụ huynh Việt Nam chi khoảng 30.000 USD học phí một năm cho con du học tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc,… Ngoài ra, du học sinh còn phải chi một khoản lớn cho việc ăn ở, di chuyển,… Để giải quyết những vấn đề này, du học sinh thường lựa chọn các công việc làm thêm hoặc hỗ trợ các giáo sư trong các nghiên cứu ở các bậc học cao hơn để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.
6. Đừng bao giờ bỏ học
Hầu hết các giảng viên nước ngoài đều chú trọng đến tính chuyên cần, chăm chỉ của sinh viên năm nhất là du học sinh. Họ sẽ sẵn sàng mạnh tay xử lý những sinh viên vắng quá nhiều buổi học. Chỉ cần bạn nghỉ quá 2 buổi học mà không có phép (giấy khám bác sĩ, giấy triệu tập của cơ quan hành chính,..) thì bạn sẽ phải học lại môn đấy.
Những khó khăn khi đi du học kể trên tưởng chừng là rất nhỏ nhưng khi bạn mới đặt chân sang một quốc gia mới bao giờ cũng là thời gian bỡ ngỡ nhất. Nhưng đừng nản lòng vì mọi thứ sẽ tốt đẹp lên. Và sau này, có lẽ bạn sẽ thích cuộc sống ở đó.