Đồng phục lớp đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Để vệ sinh áo lớp luôn được bền đẹp luôn là nỗi đau đầu của các bạn học sinh. Hãy cùng đồng phục Hải Anh tìm hiểu những tips vệ sinh đúng cách, đơn giản và dễ dàng nhất thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Vì sao bạn cần vệ sinh áo lớp đúng cách ?
Áo đồng phục lớp được coi là trang phục quan trọng của các bạn học sinh. Nó thể hiện một tinh thần đoàn kết, gắn bó của từng thành viên. Vì thế việc vệ sinh áo lớp đúng cách giúp giữ cho áo luôn được sạch sẽ, tạo ấn tượng tốt cho bản thân và tập thể lớp.
Ngoài ra, áo lớp thường được sử dụng trong các hoạt động tập thể, hội thi, sự kiện thể thao,.. Do đó, việc giữ cho quần áo luôn sạch, bền màu, thơm tho sẽ tăng thêm ngàn điểm ấn tượng và góp phần tạo nên hình ảnh tốt đối với những người xung quanh.
2. Hướng dẫn vệ sinh cho từng mẫu áo đồng phục lớp
Mỗi kiểu áo lớp sẽ có kết cấu, màu sắc và chất vải khác nhau. Vì thế việc bảo quản từng mẫu áo lớp sẽ có từng bước và cách chăm sóc riêng biệt. Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc quá trình vệ sinh, bạn có thể tham khảo dưới đây:
2.1 Áo lớp sơ mi
Vì áo sơ mi thường được sử dụng các chất vải có sợi poly tương đối cao nên bạn có thể đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên, nếu áo sử dụng nhiều sẽ dễ bị bẩn và nhanh hỏng nếu không được vệ sinh đúng cách. Dưới đây là các bước hướng dẫn giặt áo lớp sơ mi hiệu quả:
- Sử dụng nước giặt pha loãng: Đối với các áo sơ mi, bạn sử dụng nước giặt không chứa quá nhiều chất tẩy. Điều này sẽ giúp không làm yếu đi kết cấu vải cũng như đảm bảo an toàn cho áo lớp sơ mi. Ngoài ra, bạn nên lộn ngược áo lại để giúp phần họa tiết không bị qua ma sát trong quá trình giặt.
- Làm sạch các vết bẩn: Những vết bẩn được coi là thử thách khó nhằn khi vệ sinh. Vì thế, trước khi giặt, bạn nên làm sạch vùng bẩn bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp với xà phòng. Khi vết bẩn đã mờ đi, bạn có thể đem đi giặt máy.
- Rửa sạch bọt: Sau khi hoàn tất việc giặt áo, bạn nên rửa sạch kĩ phần bọt còn đọng lại trong áo. Những phần bọt bột giặt có thể gây kích ứng hoặc làm mất màu áo khi bạn sử dụng.
- Vắt áo: Bước cuối cùng khi giặt áo lớp sơ mi chính là vắt áo nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp áo có chất lượng tốt hơn, không mất form và khiến áo bị biến dạng. Bạn nên cầm và vắt áo từ từ để loại bỏ phần nước dư, sẽ giúp áo màu khô và ít nhăn hơn.
2.2 Áo lớp có cổ polo
Những mẫu áo lớp cổ polo được coi là dòng áo được ưa chuộng nhiều nhất. Với chất liệu từ sợi cotton tự nhiên, nên áo có nhiều công năng như dễ thấm, co giãn tốt,… Để có thể giữ áo polo bền đẹp, bạn nên thực hiện các bước sau:
- Pha loãng nước giặt: Trước khi giặt áo, bạn sử dụng nước giặt dịu nhẹ đã pha loãng rồi ngâm áo trong 15 – 20 phút. Điều này sẽ giúp dung dịch nước giặt được thấm và làm mềm áo.
- Giặt áo: Sau khi ngâm xong, bạn dùng tay bóp nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn. Nên tránh việc chà hoặc vò mạnh áo vì có thể làm gião vải. Bạn cũng cần tập trung giặt kỹ ở phần cổ, nách và tay áo. Những phần này được coi là những khu vực dễ bẩn nhất khi sử dụng.
- Vắt áo: Đến bước tiếp theo, bạn vắt áo nhẹ nhàng bằng tay. Bạn có thể sử dụng khăn bông mềm để giúp áo vắt được hết nước thừa ra bên ngoài.
3. Tips phơi áo bền – đẹp – dễ dàng
Để áo lớp luôn bền, phẳng và đẹp, việc phơi quần áo cũng vô cùng quan trọng. Tùy vào từng chất liệu, kiểu dáng mà bạn nên chọn từng vị trí phơi đồ phù hợp. Tuy nhiên, vị trí được coi là lý tưởng nhất cho phơi áo chính là nơi có môi trường sạch sẽ, thoáng khí. Khi bạn phơi tại đây, sẽ giúp áo được khô nhanh hơn, cũng như không sinh ra các tình trạng nấm mốc hoặc ố bẩn.
Đặc biệt, với những mẫu áo lớp có nhiều màu sắc, bạn không nên để áo phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời. Điều đó, sẽ khiến áo bị bạc màu và dẫn đến tính trạng giảm chất lượng của áo. Hoặc những mẫu đồng phục lớp làm từ vải nylon, poly cũng sẽ không chịu được nhiệt độ quá cao trong một thời gian dài.
4. Cách là/ủi áo lớp hiệu quả
Để giữ và bảo quản cho áo đồng phục lớp luôn phẳng phiu và đẹp mắt, việc là / ủi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, là áo như nào sao cho đúng cách, thì bạn cần chú ý những điều sau:
4.1 Áo lớp sơ mi
- Sấy áo: Sau khi giặt áo, bạn nên sấy áo ở chế độ sấy thấp để giữ áo ít bị hỏng hoặc nhăn nhúm.
- Điều chỉnh nhiệt tùy từng loại vải: Vì mỗi áo lớp sẽ có kết cấu và sợi vải khác nhau. Vì thế, bạn cũng nên lựa chọn nhiệt độ khác nhau sao cho phù hợp. Đối với sợi vải nhân tạo, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ đến 190 độ C. Vải sợi cotton, 204 độ C là nhiệt độ lý tưởng.
- Ủi áo: Khi ủi áo, bạn cũng cần lưu ý những vị trí thân tay, vai, cổ áo. Vì những điểm này được coi là vị trí dễ nhăn nhất của áo sơ mi. Nếu bàn ủi có kích thước lớn, bạn nên để một cái gối lớn phía dưới. Tiếp đến bạn kéo căng phần cần ủi để giúp áo phẳng hơn.
4.2 Áo lớp polo
- Sấy áo: Khi sấy áo polo, để giúp áo được bền đẹp, bạn nên sấy áo áo ở chế độ nhiệt thấp. Cách sấy này sẽ đảm bảo không bị hỏng hoặc rách trong quá trình làm khô.
- Ủi áo: Khi ủi áo có cổ polo, bạn nên chọn mức độ nhiệt trung bình và ủi khi áo ở nhiệt độ thấp. Để tránh tình trạng bỏng vải, bạn nên đặt một miếng vải bông hoặc lớp chăn dưới áo. Sau khi ủi, nên treo áo trên móc, và phơi ở bóng râm, sẽ giúp áo không bị nhăn.
5. Một số mẹo tẩy vết bẩn cho áo đồng phục
5.1 Vết dầu mỡ
Đối với các đồng phục có dính dầu mỡ, bạn có thể dễ dàng vệ sinh bằng các tips đơn giản sau đây:
- Dùng giấm: Trước tiên, bạn cần hòa tan ½ chén giấm vào trong nước. Sau đó ngâm áo đã giặt qua xà phòng trong khoảng 3-4 giờ. Tiếp tục xả với nước và đem phơi áo ra ngoài nắng. Điều này sẽ đảm bảo áo được khử mùi và xử lý vết dầu mỡ hiệu quả.
- Kết hợp oxy già và baking soda: Đây được coi là một tip hiệu quả giúp đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu. Bạn nên xịt trực tiếp oxy già và bột baking soda vào vết dầu mỡ trên áo. Tiếp đó rắc đều một ít bột baking soda và đợi trong khoảng 5 phút. Dùng bàn chải chà nhẹ liên tục để đánh bay vết bẩn nhanh chóng.
5.2 Vết mực
Với các vết mực từ bút bi, bút máy dính trên áo. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng màu trắng hoặc cồn 90 độ để tẩy. Bên cạnh những công dụng làm sạch, vệ sinh, hai chất này còn có khả năng khử sạch các vết mực cứng đầu. Sau khi ngâm áo trong khoảng 20 phút, bạn nên chà nhẹ vết bẩn và giặt lại áo bằng xà phòng.
5.3 Vết thức ăn
Việc xử lý các vết thức ăn dính trên áo luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bạn. Tuy nhiên, điều này sẽ dễ dàng hơn nếu bạn thực hiện các bước vệ sinh dưới đây:
- Tẩy bằng nước rửa chén: Với các phần áo dính thức ăn, bạn nên rửa sạch bằng nước trước. Sau đó ngâm áo vào nước lạnh cùng 1 muỗng nước rửa chén. Nước rửa chén không chỉ cạo sạch phần dư thừa mà còn giúp lớp vải được mềm hơn.
- Dung dịch cà phê muối: Đối với các vết thức ăn đã khô, cứng đầu. Bạn có thể ngâm áo với dung dịch cà phê muối hòa cùng nước ấm. Sau đó, đợi khoảng 15 – 20 phút, và giặt áo lại bằng nước thường.
5.4 Vết bùn đất
Để có thể tẩy sạch các vết bùn đất có trên áo, bạn có thể vệ sinh theo cách dưới đấy. Bước đầu tiên, bạn cần loại bỏ bùn đất khô. Đây là bước quan trọng để bạn dễ dàng loại bỏ bùn đất bám trên bề mặt vải. Tiếp đó, pha dung dịch tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén theo hướng dẫn trên bao bì. Dùng khăn mềm hoặc bàn chải đánh răng nhúng vào dung dịch và thoa nhẹ nhàng trên vết bẩn. Bước tiếp theo, dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng theo chiều dọc sợi vải để loại bỏ vết bùn đất.
5.5 Vết mốc
Với những áo đồng phục để lâu hoặc treo ở những nơi ẩm thấp, sẽ dễ xuất hiện các vết mốc li ti trên bề mặt vải. Để xử lý một cách hiệu quả tình trạng này, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Sử dụng baking soda kết hợp chanh tươi: Bột baking soda và chanh đều chất giúp tẩy mốc hiệu quả và an toàn. Với phương pháp này bạn hãy sử dụng một lượng nhỏ nước cốt chanh và bột baking đã được trộn lại, chà trực tiếp vào vết bẩn. Sau khi chúng phai đi, bạn có thể giặt lại bằng nước giặt hoặc bột giặt như bình thường.
- Dùng rượu trắng: Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tẩy mốc dân gian đơn giản, thì rượu trắng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý trộn rượu với nước theo tỉ lệ 1:1 và ngâm áo trong khoảng 2 tiếng. Phần cồn trong rượu sẽ giúp giết chết các vị khuẩn nấm mốc nhanh chóng hơn.
6. Những câu hỏi thường gặp khi vệ sinh đồng phục lớp
6.1 Làm cách nào để tẩy vết bẩn mà không làm áo bị phai màu ?
Để tẩy vết bẩn mà không làm áo bị phai màu. Bạn có thể sử dụng các loại tẩy rửa nhẹ hoặc chuyên dụng. Tuy nhiên, cũng nên tránh lựa chọn các chất tẩy rửa mạnh hoặc chà xát để tránh làm hỏng màu sắc của áo. Sau khi tẩy, hãy nhẹ nhàng làm khô áo và tránh để áo ánh nắng trực tiếp để tránh phai màu.
6.2 Nên giặt áo lớp bao nhiêu lần một tuần ?
Không có một quy tắc cụ thể về số lần giặt áo lớp mỗi tuần. Tùy vào số lần bạn sử dụng, điều kiện thời tiết, mà bạn có thể ướm thời gian giặt sao cho hiệu quả. Nếu bạn mặc áo lớp mỗi ngày thì nên giặt khoảng 1-2 lần một tuần.
6.3 Làm thế nào để khử mùi hôi trên đồng phục lớp ?
Đồng phục sau một thời gian sử dụng, sẽ dễ dẫn đến tình trạng sinh mùi, ẩm mốc. Để khử mùi hôi trên áo một cách hiệu quả, bạn nên thử một số cách như xịt khử mùi, phơi áo ở nơi có ánh nắng hoặc giặt áo bằng giấm, nước xả vải. Ngoài ra, bạn cũng cần giặt áo lớp thường xuyên để ngăn chặn mùi hôi tích tụ.
6.4 Áo đồng phục lớp có chữ ký cần vệ sinh như thế nào ?
Áo lớp cùng chữ ký như một cách lưu trữ kỷ niệm tuổi học trò. Tuy nhiên, để đảm bảo chữ ký không bị phai màu. Bạn cần đảm bảo áo đã hoàn toàn khô mực. Trong quá trình giặt, bạn không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc nước xả vải. Ngoài ra, Những lưu ý này sẽ giúp áo của bạn giữ được phần chữ ký được lâu và bền nhất.
KẾT LUẬN
Thông qua những chia sẻ phía trên, đồng phục Hải Anh mong rằng sẽ giúp bạn vệ sinh áo lớp một cách hiệu quả. Nếu bạn còn đang phân vân, thắc mắc về cách đặt áo lớp hoặc bảo quản, bạn có thể gọi đến số: 0971.764.444 để được tư vấn chi tiết nhất.