Mũ cử nhân là một phần không thể thiếu trong bộ lễ phục tốt nghiệp. Màu sắc được lựa chọn để may mũ cử nhân là những tone màu nhã nhặn, không quá chói mắt. Mũ có dạng hình vuông với phần tua rua màu sắc, thường xuất hiện phổ biến trong buổi lễ tốt nghiệp của các bạn sinh viên.
Mục lục bài viết
1. Lịch sử xuất hiện của loại mũ cử nhân tốt nghiệp
Trước khi có được kiểu dáng cùng màu sắc và phần tua mũ tương đối thống nhất như thời điểm hiện tại, mũ cử nhân đã trải qua một thời gian dài không ngừng cách tân và phát triển.
Mũ cử nhân xuất hiện vào khoảng thế kỷ XII tại khu vực châu Âu. Thế kỷ XII là thời điểm các trường đại học đầu tiên thời trung cổ thành lập.
Trang phục áo choàng dài của của giáo sĩ trong nhà thờ đã được áp dụng cho giảng viên và sinh viên đang làm việc, học tập trong các trường đại học. Mẫu áo được sử dụng trong những ngày mùa đông tuyết rơi lạnh, ẩm ướt, áo choàng dài chính là một công cụ để giữ ấm đặc biệt hiệu quả. Orford và Cambridge được coi là hai trường đại học đầu tiên sử dụng áo choàng dài làm trang phục chính thống cho buổi lễ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, phải đến khoảng thế kỷ XV, chiếc mũ tốt nghiệp mới chính thức xuất hiện. Mũ tốt nghiệp truyền thống chỉ có ba cạnh cùng một búi lớn ở giữa. Cho tới thế kỷ XVI – XVII, mũ tốt nghiệp đã được cách tân thành kiểu dáng vuông vắn với bốn góc như thời điểm hiện tại và được gọi với cái tên là corner-cap.
2. Bí mật đằng sau hành động tung mũ cử nhân trong lễ tốt nghiệp
Trong các buổi lễ tốt nghiệp đại học, các sinh viên thường có hành động tung chiếc mũ cử nhân lên cao thể hiện niềm vui, hạnh phúc khi kết thúc chặng đường dài học tập. Hành động tung mũ có thể đại diện cho nhiều ý nghĩa sâu xa khác nhau.
Chiếc mũ tốt nghiệp được tung cao thể hiện cho nỗi niềm hân hoan, vui sướng của các bạn sinh viên khi đã chính thức đặt dấu chấm hết cho bốn năm đại học đầy chông gai, thử thách.
Tung mũ cử nhân cũng có thể được xem là hành động đại diện cho việc gửi đi bao ước mơ, hoài bão của sinh viên lên bầu trời xanh thẳm. Cởi bỏ bộ áo cử nhân là chính thức đặt chân vào một guồng quay vội vã mang tên cuộc sống.
Lê-nin nổi tiếng với câu nói: Học, học nữa, học mãi. Học tập là một quá trình không có điểm dừng, kiến thức ở bậc đại học cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc đời của mỗi người sinh viên. Vì vậy, việc tung mũ trong ngày tốt nghiệp đại học còn đại diện cho tương lai luôn không ngừng cố gắng.
Sau chiếc áo cùng mũ cử nhân, bất cứ ai trong số các bạn sinh viên cũng có thể khoác lên mình những trang phục tiêu biểu cho nhiều tầng tri thức cao hơn như: thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư,…
3. Những hình ảnh mẫu mũ tốt nghiệp đẹp, ấn tượng nhất
4. Hướng dẫn chi tiết cách đội mũ tốt nghiệp chuẩn xác, đúng vị trí
Mũ tốt nghiệp là món đồ rất quen thuộc trong ngày nhận bằng đại học. Tuy nhiên, cách đội mũ chuẩn, đúng quy định lại là điều không phải sinh viên nào cũng biết. Dưới đây là lưu ý giúp các bạn sinh viên đội mũ nhanh chóng, chính xác nhất:
4.1 Tìm và xác định phần góc mũ hướng ra phía trước
Đầu tiên, các bạn sinh viên cần đứng trước gương và đặt mũ lên đầu sao cho mặt phẳng của mũ tạo với thân người một góc 90 độ. Trong đó, một trong bốn góc của mũ cần đặt hướng thẳng về phía trước. Nếu không có gương, sinh viên có thể nhờ bạn bè, người quen của mình đứng ở phía đối diện và trợ giúp.
Tại Việt Nam thường không phổ biến tục xoay tua mũ cử nhân như ở các nước phương Tây. Do vậy, phần tua rua của mũ tốt nghiệp tại Việt Nam thường được gắn sẵn lên mũ thay vì để rời.
Khi đội, hãy cân đối chiếc mũ để đảm bảo phần tua rua sẽ nằm ở phía bên trái của đầu.
Ngoài ra ở thời điểm hiện tại, một số mẫu mũ tốt nghiệp có phía sau được may kèm dây chun co giãn tiện lợi. Với những chiếc mũ có dây chun như vậy, việc xác định góc mũ hướng ra phía trước sẽ càng trở nên dễ dàng.
4.2 Kiểm tra và cố định mũ tốt nghiệp
Sau khi đã tìm và xác định được phần góc mũ hướng ra phía trước, sinh viên cần kiểm tra xem phần góc mũ đã hướng thẳng chỉn chu hay chưa và chỉnh sửa lại nếu cần thiết.
Với các sinh viên nữ, để hạn chế tình trạng mũ bị xê dịch, rơi khi di chuyển hay khi có gió, hãy sử dụng kẹp tóc có màu sắc tương đồng với mũ để cố định ở phía sau. Với các sinh viên nam, mũ cử nhân sẽ được giữ chắc chắn trên đầu khi sử dụng keo xịt, tạo kiểu để tóc có độ phồng nhất định.
5. Giá thuê mũ tốt nghiệp cử nhân trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp mũ tốt nghiệp cử nhân với nhiều mẫu mã, giá cả khác nhau. Thông thường, mũ sẽ được cho thuê kèm với áo với mức giá dao động từ 50.000 – 80.000 vnđ/bộ/ngày.
Nếu thuê với số lượng lớn hơn, khách hàng còn có thể nhận được chiết khấu hoặc ưu đãi của đơn vị cung cấp như cho thuê kèm miễn phí bằng tốt nghiệp, vòng hoa đội đầu cùng một số loại phụ kiện chụp kỷ yếu khác,…
Mũ cử nhân có thể được thiết kế từ các loại chất liệu khác nhau. Tuỳ vào mỗi loại chất liệu mà sẽ có mức giá tương ứng. Vì vậy, giá bán của mũ tốt nghiệp trên thị trường ở thời điểm hiện tại là không đồng nhất.
Để biết chính xác mức giá cho thuê mũ tốt nghiệp cử nhân đại học, khách hàng cần liên hệ với địa chỉ gần nhất để được báo giá và tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
- Hướng dẫn make up chụp ảnh kỷ yếu siêu đẹp với 5 tone màu trendy
- Khai giảng năm học mới bắt đầu vào ngày nào?
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về mũ tốt nghiệp cũng như bí mật ẩn giấu đằng sau hành động tung mũ cử nhân trong lễ tốt nghiệp. Ngoài ra, giúp sinh viên hiểu rõ lịch sử nguồn gốc cũng như cách đội mũ tốt nghiệp nhanh, đúng vị trí nhất.