In lụa áo lớp chiếm tới 70% trên thị trường. Kỹ thuật in lụa ra đời từ khá lâu những vẫn còn được ứng dụng trên nhiều sản phẩm may mặc và đảm bảo được độ sắc, nét và tính thẩm mỹ hình in cao. Nhiều khách hàng khi đặt may áo đồng phục lớp, in áo thun nhóm… đều lựa chọn in lụa nhằm mang tới điếm nhấn độc đáo, có tính thẩm mỹ cao.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu kỹ thuật in lụa áo lớp
1.1. Công nghệ in lụa là gì?
In lụa hay in lưới là phương thức in ấn dựa trên nguyên lý thấm mực dưới dạng lưới. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật này như sau: Phần mực in sẽ được đổ vào khung lưới và gạt qua lại bằng lưỡi dao cao su. Khi gạt dao sẽ giúp một phần mực in thấm qua lưới và in lên vật liệu để tạo thành hình. Cứ lặp đi lặp lại thao tác trên sao cho đủ màu của hình in theo yêu cầu. Ví dụ, in 5 màu trên áo thì dùng 5 khuôn in màu khác nhau, tùy vào mẫu thiết kế mà dùng thứ tự in màu khác nhau.
Trước đây phương thức này được thực hiện hoàn toàn thủ công, nhưng gần đây đã có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại nên việc in trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng dù là in lụa bằng kỹ thuật nào thì cũng phải thực hiện qua 4 bước: Làm khuôn in, định vị khuôn, pha màu và in lên áo.
1.2. Ưu và nhược điểm của in lụa trên vải may
Ưu điểm của in lụa trên vải may:
– Ứng dụng được trên nhiều loại vải khác nhau
– Màu in có độ sắc nét, chân thực, không bị lệch màu nhiều khi in trên mọi chất liệu vải
– Không giới hạn số lượng in, phù hợp in với số lượng lớn
– Chi phí in lụa rẻ, tiết kiệm nhiều so với các công nghệ in khác.
– Hình in có độ bền cao, bóng đẹp, và tạo được nhiều hiệu ứng cho hình in như hình nổi, hình kim tuyến,…
Nhược điểm của in lụa trên vải may:
– Thời gian in lụa rất lâu, không nên in với số lượng ít vì rất tốn kém
– Mực in không tốt dễ làm hình in bị nứt gãy, bong tróc
– Chỉ in đẹp các màu đơn sắc bởi bị giới hạn màu in, chỉ từ 4 đến 5 màu. Do đó, giới hạn trong việc trộn màu, cũng như in những màu biến sắc.
2. Chi phí in lụa trên áo lớp chi tiết
Giá in lụa áo lớp tại Hải Anh vô cùng hạt dẻ cho học sinh, sinh viên. Về công nghệ in lụa nên bảng giá sẽ được tính theo màu, một màu khoảng 10.000 – 15.000 đồng, càng nhiều màu sẽ càng giảm đi. Theo đó, nếu khách hàng muốn có những thiết kế thêm như in tên riêng, áo dài tay, áo cổ dệt, thêu logo sẽ được tính thêm chi phí, dao động từ 5.000 đến 20.000 tùy vào yêu cầu.
Nhìn chung, bảng giá in lụa này rất phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên. Nếu muốn tư vấn thêm về bảng giá, cũng như giá áo hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của đồng phục Hải Anh để biết thêm chi tiết.
3. Cách bảo quản hình in lụa trên áo đồng phục
* Hạn chế sử dụng chất làm mềm vải, xả vải
Không nên giặt áo có hình in lụa bằng nước xả vải có chất làm mềm vải, đặc biệt là khi mới mang áo về. Vì bên trong nước xả vải sẽ có những hợp chất gây ảnh hưởng đến màu của hình in, khiến cho hình bị loang màu, phai màu nhanh hơn.
* Sử dụng lực nhẹ nhàng, vừa phải để vắt áo
Nên vắt áo nhẹ nhàng, hạn chế dùng lực quá nhiều tại vị trí có hình in. Vì điều này sẽ làm cho hình bị dãn đi, có thể bị nứt hoặc biến dạng.
* Tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp lên bề mặt
Ánh nắng mặt trời rất dễ làm hại đến hình in lụa, vì vậy hãy phơi áo những nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
* Không sử dụng bàn là có nhiệt độ quá cao
Vì hình in khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ có khả năng nhăn lại, nứt và bong tróc ngay lập tức. Hãy lộn trái áo trước khi ủi hình in để bảo vệ áo được lâu dài hơn.
* Không dùng loại dung dịch tẩy rửa mạnh
Khi giặt không nên dùng thuốc tẩy hoặc dung dịch tẩy rửa mạnh, vì chúng sẽ khiến cho hình in dễ vỡ, thậm chí là mất đi màu in ban đầu trên áo.
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp khách hàng hình dung rõ được kỹ thuật in lụa áo lớp. Nếu như khách hàng muốn những chiếc áo lớp của mình được in bằng kỹ thuật này hãy liên hệ với Hải Anh ngay tại đây để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhất.