Họp lớp là gì – đây có phải là cuộc vui cần thiết? Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của cưu học sinh sau khi kết thúc những năm tháng đèn sách miệt mài tại trường học. Họp lớp dường như đã trở thành một hoạt động quen thuộc đối với nhiều thành viên khi rời xa ghế nhà trường.
Mục lục bài viết
- 1. Họp lớp là gì?
- 2. Ý nghĩa của buổi họp lớp
- 3. Hướng dẫn cách tổ chức buổi họp lớp
- 3.1 Lựa chọn ban tổ chức họp lớp
- 3.2 Lựa chọn ý tưởng chủ đề khi tham gia sự kiện
- 3.3 Slogan khi tham gia buổi họp lớp
- 3.4 Địa điểm, thời gian phù hợp để tổ chức buổi họp lớp
- 3.5 Lên kế hoạch, hoạt động khi tham gia họp lớp
- 3.6 Diễn biến sự kiện buổi họp lớp
- 3.7 Kết thúc chương trình sự kiện buổi họp lớp
- 3.8 Tặng quà khi kết thúc họp lớp
- 4. Nguyên tắc để có buổi họp lớp ý nghĩa
- 5. Kinh nghiệm tổ chức một buổi họp lớp ý nghĩa
- 6. Những ý tưởng tổ chức họp lớp hay, ấn tượng
1. Họp lớp là gì?
Họp lớp là buổi tụ tập sau khoảng thời gian xa cách bạn bè, là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những khoảnh khắc, kỉ niệm đáng nhớ tuổi học trò. Đây là cơ hội hiếm có giúp các thành viên trở về những tháng ngày vui vẻ, hồn nhiên khi ngồi trên ghế nhà trường.
2. Ý nghĩa của buổi họp lớp
Buổi hợp lớp giúp các thành viên trong lớp tìm lại quãng thời gian vui vẻ, êm đẹp của thời thanh xuân. Chia sẻ, hàn huyên tâm sự những câu chuyện về cuộc sống đời thường như công việc, gia đình, con cái,…
Buổi họp mặt còn giúp các thành viên xóa tan những mâu thuẫn trong quá khứ, những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Với những cô cậu học trò có tình cảm nhưng chưa có cơ hội nói ra thì buổi họp kỷ niệm chính là sự lựa chọn hoàn hảo, để các chàng trai cô gái thể hiện những tâm tư, tình cảm giấu kín.
Không chỉ vậy, họp lớp còn là dịp tri ân các thầy cô – những người đã có công lao to lớn luôn dạy dỗ, dìu dắt học trò lên người.
3. Hướng dẫn cách tổ chức buổi họp lớp
Quy trình tổ chức một buổi gặp mặt họp lớp cần trải qua các bước đơn giản sau:
3.1 Lựa chọn ban tổ chức họp lớp
Đây là một trong những bước quan trọng đầu tiên giúp buổi họp lớp trở nên và ý nghĩa hơn.
Ban tổ chức được các thành viên trong lớp bầu ra là những người chịu trách nhiệm mọi khâu chuẩn bị từ nội dung bài phát biểu, slogan họp lớp đến tặng quà khi kết thúc chương trình.
Ngoài ra, ban tổ chức còn là cầu nối liên hệ, cung cấp các thông tin về buổi gặp mặt giữa các thành viên trong lớp.
3.2 Lựa chọn ý tưởng chủ đề khi tham gia sự kiện
Ý tưởng của buổi họp lớp thường được lấy cảm hứng từ những kỉ niệm, khoảnh khắc hoặc một sự kiện đáng nhớ đã cùng nhau trải qua với giáo viên và những người bạn đáng quý.
3.3 Slogan khi tham gia buổi họp lớp
Cuộc sống trở nên bận bịu hơn, giờ đây những cô cậu học trò dần quên đi năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Chỉ với một câu slogan đầy ấn tượng đã góp phần không nhỏ trong việc khơi gợi lại những kỉ niệm, khoảnh khắc đáng nhớ của tuổi học trò.
3.4 Địa điểm, thời gian phù hợp để tổ chức buổi họp lớp
– Lựa chọn quay trở lại mái trường xưa, nơi chứa đựng, lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ với bạn bè thầy cô, thay vì đến các nhà hàng sang trọng. Đặt chân đến sân trường những mảnh ký ức tưởng chừng như đã bị chôn vùi, giờ đây cứ thế ùa về một lần nữa khắc sâu trong trái tim mỗi thành viên.
– Khoảng thời gian thuận tiện nhất để tổ chức buổi họp có đầy đủ các thành viên trong lớp, thường là những ngày nghỉ kéo dài từ 3 – 4 ngày. Đây là khoảng thời gian rảnh rỗi giúp tất cả mọi thành viên trong lớp dễ dàng sắp xếp thời gian để tham gia buổi họp lớp.
3.5 Lên kế hoạch, hoạt động khi tham gia họp lớp
Để buổi sự kiện diễn ra thành công các thành viên cùng ban tổ chức cần sắp xếp và chuẩn bị theo các hạng mục sau:
– Đầu tiên ban tổ chức cần liên lạc, thông báo tới toàn bộ các thành viên trong lớp về sự kiện hợp lớp.
– Sau khi đã thông báo tới toàn bộ các thành viên, cần chốt danh sách và tính toán để đưa ra kinh phí dự trù cho buổi gặp mặt.
– Kiểm tra địa điểm, không gian ăn uống phục vụ cho buổi họp lớp, tránh để xảy ra thiếu sót.
3.6 Diễn biến sự kiện buổi họp lớp
Khi tham gia buổi họp lớp chắc chắn không thể thiếu các hoạt động, những câu chuyện ôn lại kỷ niệm xưa.
– Bắt đầu sự kiện họp lớp đại diện ban tổ chức đọc bài phát biểu về lý do diễn ra buổi gặp mặt. Gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và những thành viên trong lớp khi tham gia bữa tiệc nhỏ này.
– Cùng nhau ôn lại những năm tháng tuổi học trò với biết bao khoảnh khắc, kỷ niệm thông qua các hình ảnh, video.
– Các thành viên trong lớp có thể tổ chức những trò chơi nhỏ, cùng nhau hát hò hay trò chuyện tâm sự góp phần làm cho bữa tiệc trở nên vui nhộn đáng nhớ hơn.
– Lưu giữ khoảnh khắc của buổi họp lớp này, bằng cách chụp thật nhiều bức ảnh hay quay những video và chia sẻ với các thành viên trong lớp.
3.7 Kết thúc chương trình sự kiện buổi họp lớp
Sau khi kết thúc bữa tiệc các thành viên và ban tổ chức cùng nhau tổng kết toàn bộ chi phí của một buổi họp lớp.
Bên cạnh đó, thống kế lại những việc đã làm và chưa làm được trong buổi sự kiện này. Điều đó giúp các buổi tụ tập họp mặt tiếp theo được trọn vẹn ý nghĩa hơn.
3.8 Tặng quà khi kết thúc họp lớp
Trước khi kết thúc buổi kỷ niệm lớp, các thành viên có thể dành tặng nhau những món quà nhỏ nhưng mang ý nghĩa to lớn, để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc sau buổi gặp.
Dành tặng cho nhau những lời chúc về sức khỏe, công việc, gia đình, con cái,… giúp tình bạn thêm gắn kết, bền chặt hơn.
4. Nguyên tắc để có buổi họp lớp ý nghĩa
– Nguyên tắc 1: Cần xác định rõ mục đích tính chất ,thời gian cố định của những buổi họp lớp như 5 – 10 năm tổ chức 1 lần. Tránh biến buổi họp lớp trở thành một hội nhóm vui chơi nhỏ.
– Nguyên tắc 2: Xác định nhóm lớp khi tham gia buổi gặp mặt. Bởi vì mỗi thành viên sẽ có rất nhiều lớp học khác nhau từ tiểu học, THCS, THPT, đại học,…
– Nguyên tắc 3: Buổi họp lớp chắc chắn cần có ban tổ chức đại diện cho các thành viên trong lớp tổ chức, xây dựng kế hoạch, thống nhất chi phí, thời gian, địa điểm,…
– Nguyên tắc 4: Lên kế hoạch tổ chức sự kiện cần hợp lý mang chủ đề và ý nghĩa rõ ràng. Buổi họp lớp cần có sự tham gia của các thầy cô giáo và tất cả các thành viên trong lớp học.
– Nguyên tắc 5: Đại diện ban tổ chức cần có trách nhiệm thống kê những khoản chi tiêu cho buổi gặp mặt, để các thành viên trong lớp có thể theo dõi và nắm rõ.
5. Kinh nghiệm tổ chức một buổi họp lớp ý nghĩa
Sau mỗi buổi họp lớp, ban tổ chức và các thành viên rút ra những kinh nghiệm để lần tổ chức tiếp theo được trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
– Cần lựa chọn ban tổ chức là người minh bạch, có tinh thần trách nhiệm cao. Bởi đây là những người quan trọng, là cầu nối giữa mọi thành viên trong lớp, đưa ra những khoản thu chi hợp lý.
– Tránh chọn các địa điểm không liên quan tới chủ đề buổi gặp mặt này. Thời gian cần hợp lý để đảm bảo sự có mặt của tất cả các thành viên trong lớp.
– Cần dự trù và tính toán chính xác kinh phí của buổi họp lớp. Điều này giúp ban tổ chức tránh khỏi những tình huống xấu nhất.
6. Những ý tưởng tổ chức họp lớp hay, ấn tượng
Để có được một buổi gặp mặt ý nghĩa, khắc sâu vào kí ức mỗi thành viên trong lớp, dưới đây là những ý tưởng, chủ đề độc đáo nhưng rất thân quen với các cô cậu học trò:
– Đêm hội trở về những ngày tháng thanh xuân – ý tưởng lấy cảm hứng từ những buổi tiệc của học sinh cuối cấp. Đêm hội vui vẻ khiến các thành viên được quay trở lại với những tháng năm tuổi trẻ mơ mộng, hoài bão.
– Tái hiện thời học sinh ngây ngô cùng những bộ quần áo trắng tinh khôi, quay trở lại năm tháng học trò vô tư, hồn nhiên. Ý tưởng độc đáo này khiến các thành viên thích thú, bồi hồi lòng dâng trào thứ cảm xúc lâng lâng, khó tả đầy hoài niệm.
– Lấy tiết học cuối cùng làm chủ đề của buổi họp lớp, là một trong những ý tưởng lấy đi nhiều nước mắt, cảm xúc của các thành viên. Sự có mặt của thầy cô, những người bạn trên chiếc ghế quen thuộc, trong lớp học xưa được nghe lại tiếng trống trường thân thương,… Cùng với đó là biết bao cảm xúc khó nói, nghẹn lại ở trong tim mỗi người.
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi Họp lớp là gì? Họp lớp không chỉ là một buổi gặp mặt thông thường, mà giờ đây đã trở nên vô cùng ý nghĩa, giúp các thành viên như đang sống lại những năm tháng rực rỡ vô lo vô nghĩ.